Tìm hiểu trong bài viết này bạn sẽ:
– Thông thạo kiến thức và các bước công việc, các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình xử lý ra hoa thanh long; Biết thời điểm xử lý, tuổi vườn xử lý và phương pháp xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật.
– Rèn luyện được kỹ năng: lựa chọn được thiết bị bóng đèn và thiết kế xử lý đạt tiêu chuẩn; Thực hiện lắp đặt hệ thống xử lý trên vườn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Thực hiện thắp sáng, theo dõi và điều chỉnh các điều kiện môi trường thắp đèn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của thanh long.
1. Nhu cầu sinh lý để cây thanh long ra hoa
* Khái niệm ra hoa đối với cây thanh long
Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản: chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Sau khi cảm ứng sự ra hoa thì hoa được hình thành và phân hóa.
* Thuyết ra hoa
Thuyết quang chu kỳ (sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng)
Độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điều tiết sự sinh trưởng phát triển của cây, có thể kích thích hoặc ức chế các quá trình khác nhau và phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ. Trên quan điểm này người ta phân thành 3 nhóm cây: ngày ngắn; ngày dài; trung tính.
Cây thanh long thuộc cây ngày dài (ra hoa khi ngày dài tới hạn), vì vậy khi thắp đèn kéo dài thời gian chiếu sáng cây sẽ ra hoa.
* Đặc điểm ra hoa kết quả
Thời gian bắt đầu ra quả có thể được xúc tiến nhanh bằng cách phun các chất ức chế sinh trưởng, cắt tỉa cành, các biện pháp tác động cơ giới khác…
* Hiện tượng ra quả cách năm
Ở nhiều loài cây ăn quả, thường xảy ra hiện tượng ra quả cách năm, bởi vì trong những năm đạt sản lượng cao sự sinh trưởng yếu đi, ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa cho vụ quả năm sau.
Như vậy cần chú ý cung cấp đầy đủ, đúng loại, đúng lượng và đúng giai đoạn sinh trưởng để cây có thể tình trạng sinh trưởng tốt nhất để chuyển sang sinh trưởng sinh thực.
Hiện tượng cách niên có thể khắc phục được bằng các biện pháp:
– Áp dụng kỹ thuật trồng trọt cao đảm bảo sự sinh trưởng của rễ kéo dài, phát triển mạnh cành, lợi dụng độ chiếu sáng tốt nhất.
– Điều hòa kịp thời mối quan hệ giữa cành và quả (cắt tỉa, bẻ cành, uốn cành, phun hóa chất..)
– Lựa chọn và trồng những giống ra hoa kết quả điều hòa.
* Biện pháp tăng cường thụ phấn thụ tinh
Trong khi xây dựng vườn cây ăn quả cần phải quan tâm đến tình hình thụ phấn thụ tinh của hoa. Bởi vì sự đậu quả phụ thuộc vào sự thụ phấn tốt hay xấu, mà sự thụ phấn lại phụ thuộc vào 3 yếu tố là:
– Đặc điểm ra hoa của từng loại cây.
– Thời tiết lúc nở hoa.
– Những tác nhân (môi giới) như ong, bướm, ruồi…
– Thời tiết lý tưởng cho thụ phấn là: nắng, nhiệt độ và ẩm độ vừa phải, không có gió lớn…
Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9dl vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.
1.1. Ra hoa tự nhiên
Như đã đề cập ở trên, thanh long là cây cảm ứng ra hoa trong điều kiện ngày dài. Hoa xuất hiện tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 10 (rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8), trung bình có 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.
1.2. Ra hoa trái vụ
Việc thắp đèn vào ban đêm để xử lý ra hoa thanh long trong điều kiện ngài ngắn được áp dụng rộng rãi hiện nay là cách đặt cây trong điều kiện ngày dài nhân tạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng bóng đèn cho ánh sáng đỏ và đỏ xa (ánh sáng ban ngày) có công suất từ 75 – 100W với thời gian chiếu sáng 6 giờ/ngày trong 15 ngày liên tiếp sẽ cho hiệu quả xử lý cao nhất.
Tuy nhiên, A. Khaimov và Y. Mizrahi (2006) cũng dùng bóng đèn tương tự và thắp 3, 6 và 9 giờ/đêm từ tháng 3 – 7 nhưng không tìm thấy ảnh hưởng của việc thắp đèn, nói cách khác là quang kỳ, đến sự ra hoa ở loài Hylocereus undatus (ở Israel, ngày ngắn nhất xuất hiện vào tháng 3 và dài nhất vào tháng 7).
Tùy theo mùa vụ mà số đêm chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi, số giờ chiếu sáng trong ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh thì thời gian chiếu đèn và số giờ đốt đèn trong đêm càng tăng, số đêm chiếu sáng từ 15-20 đêm đồng thời số giờ chiếu sáng/đêm từ 6-10 giờ là thanh long có thể ra hoa. Thời gian từ khi ra nụ đến khi hoa nở từ 18-21 ngày và từ khi hoa nở đến lúc thu quả từ 28-35 ngày. Do đó, tùy theo mục đích và nhu cầu quả trên thị trường mà nhà vườn quyết định thời gian xử lý ra hoa. Loại bóng đèn chiếu sáng có thể sử dụng là loại bóng đèn LED 9W, khoảng cách hợp lý nhất từ bóng đèn đến cành thanh long là 0,5-1,0m.
Ở Bình Thuận nói riêng và Nam bộ nói chung mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới tháng 9, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Vào thời điểm ấy giá rẻ, một số nhà vườn tiến bộ đã phát hiện, hoàn chỉnh dần từng bước kỹ thuật thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Xử lý ra hoa thanh long trái vụ
2.1. Chọn thời điểm xử lý, tuổi cây xử lý
Để xử lý cây thanh long ra hoa người trồng phải:
– Nắm bắt được giá thị trường;
– Thời gian thắp đèn để cây ra hoa đồng loạt nhất, ngắn nhất;
– Thị trường dễ tiêu thụ nhất;
– Thời điểm cây cho chất lượng trái tốt nhất, ít sâu bệnh hại cây thanh long nhất;
– Tuổi cây đạt yêu cầu xử lý ra hoa;
– Cây đang ở thời điểm tốt nhất để chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực (ra hoa);
– Tùy vào đặt tính giống;
– Vườn cây khô ráo, để dễ ra hoa;
– Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cho công việc xử lý;
– Nắm vững quy trình và các bước thực hiện.
2.2. Xác định tuổi cây và thời điểm xử lý
– Tuổi cây sau khi trồng nếu chăm sóc tốt, khoảng 18-20 tháng có thể xử lý ra hoa. Nhưng cần chú ý giai đoạn đầu không nên để trái trên cây nhiều, sẽ làm cây suy kiệt vì cây còn trẻ tích lũy dinh dưỡng chưa nhiều.
– Thời điểm xử lý tốt nhất là lúc trời nắng tốt, hết mưa để giảm thời gian thắp đèn (tiết kiệm điện), mùa lạnh thời gian thắp đèn kéo dài hơn, mùa nóng.
Sau trồng 18 tháng thì có thể để cây ra hoa tự nhiên (trùng thời tiết, khí hậu của địa phương
Tuổi cây khoảng 18 tháng sau trồng thì có thể xử lý ra hoa trái vụ
Cây đủ tuổi xử lý ra hoa nghịch vụ
Xử lý ra hoa thanh long
Vườn sau trồng 18 tháng, tiến hành xử lý ra hoa
Sau xử lý ra hoa thanh long
2.3. Bón phân trước xử lý
Nhằm mục đích giúp cho cây có đầy đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị ra hoa và nuôi trái sau này. Bón đúng loại, đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, đúng lúc cây cần sẽ giúp cây khỏe tăng sức đề kháng, chống chịu với môi trường với sâu, bệnh hại. Đây là cơ sở để cây cho năng suất tối ưu và hiệu quả nhất.
Bón phân gồm phân vô cơ và hữu cơ:
– Phân hữu cơ:
+ Lần 1: Trước khi thắp đèn một tháng bón 5 kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học/trụ
+ Lần 2: Trước khi thắp đèn 15 ngày, bón 0,5kg/trụ phân hữu cơ sinh học.
+ Lần 3: Sau khi nụ xuất hiện bón 0,5kg/trụ phân hữu cơ sinh học.
– Phân bón lá:
+ Trước thắp đèn 20-30 ngày xịt phân bón lá có tỷ lệ NPK là 33:11:11 (Tức là có tỷ lệ N = 33%; P2O5 = 11% và K2O = 11%).
+ Trước khi thắp đèn một ngày, phun phân bón lá 6-30-30, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày, 15g/bình 8 lít.
+ Sau thụ phấn, phun phân bón lá 30-10-10, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày,
15g/bình 8 lít.
+ Trước khi thu họach 3 tuần, phun phân bón lá 12-0-40-3Ca, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày, 15g/bình 8 lít.
Ngay sau khi lặt bỏ hoa, xịt ngay SIÊU CANXI, giúp mau lành vết thương, lỗ trái nhỏ và bảo vệ 3 tai dầu trái. 10 ngày dầu sau khi trái hình thành phun COMBI.GA3, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày.
Giai doạn sau 10 ngày, trái lớn rất nhanh cả về kích thước lẫn chất lượng, phun liên tục 2-3 lần KPT “Siêu To Trái THANH LONG”, 5-7ngày phun 1 lần. Chú ý: nếu bị lem trái, phun ngay 7-5-44+TE
3. Cách tiến hành xử lý thanh long ra hoa trái vụ
Các bước tiến hành:
– Bước 1: Bón phân, chăm sóc vườn trước xử lý
– Bước 2: Chọn thời điểm xử lý
– Bước 3: Xác định tuổi cây xử lý
– Bước 4: Chọn phương pháp xử lý
– Bước 5: Chọn loại bóng đèn xử lý
– Bước 6: Chuẩn bị bóng đèn và dây dẫn đúng kỹ thuật
– Bước 7: Tính toán tải của đường dây và kéo dây theo sơ đồ
– Bước 8: Đấu nối bóng đèn vào đường dây và kiểm tra an toàn điện
– Bước 9: Gắn biển báo (nguy hiểm) đang thắp đèn xử lý (và không phân sự, không được đến gần vườn xử lý, hộp điều khiển.
– Bước 10: Ghi ngày bắt đầu và kết thúc thắp đèn, thời gian thắp đèn mỗi đêm
3.1. Chọn phương pháp xử lý
* Xử lý bằng hóa chất, dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, nếu phun dung dịch KNO3 nồng độ 4.000 ppm ướt đều lên lên cây thì hoa sẽ xuất hiện trước 15 – 30 ngày so với không xử lý. Ngoài ra, nhà vườn còn có thể sử dụng hỗn hợp dinh dưỡng VSL-1 chấm vào mắt trên cây thanh long để kích thích ra hoa vào thời điểm mong muốn (phương pháp do Công ty giống cây ăn quả Đồng Nai (VACDONA) nghiên cứu). Theo cách này, cây được phun dung dịch VSL-2 kết hợp KNO3 để kích thích mắt nở to đồng đều, sau đó bóc mắt và lựa chọn mắt có khả năng nở hoa để chấm hỗn hợp dinh dưỡng VSL-1 vào.
Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ ba ngày sau cây đã nhú nụ và nở hoa sau khoảng 22 ngày. Tuy nhiên, để thanh long ra hoa, đậu quả và có hình dáng quả đẹp cần phải biết kỹ thuật bóc mắt và chấm hỗn hợp dinh dưỡng đúng thời kỳ cây có khả năng tập trung dinh dưỡng ra hoa, kết quả.
Nghiên cứu của A. Khaimov và Y. Mizrahi (2006) trên loài Hylocereus undatus vào năm 2003 ở Israel cho thấy, xử lý CPPU (N-(2-chloro-4-pyridinyl)-N’-phenylurea) nồng độ 50 và 200 ppm từ tháng 2 – 5 (1 tháng/lần) giúp thanh long tăng tổng số hoa và đợt ra hoa rộ đầu trổ sớm hơn 45 – 75 ngày so với đối chứng. Trong khi, xử lý GA3 tương tự ở nồng độ 100 và 500 ppm thì làm giảm tổng số hoa và đợt ra hoa rộ đầu trổ trễ hơn 30 – 60 ngày so với đối chứng.
* Xử lý bằng cách thắp đèn
Phương pháp này được nhiều nhà vườn áp dụng có hiệu quả hiện nay, nhưng cần phải chuẩn bị trước 7 – 8 tháng. Sử dụng điện lưới hoặc máy nổ đảm bảo điện thế ổn định, bóng đèn LED 9W đối với vườn thanh long từ 4 năm tuổi trở lên. Treo bóng đèn cách mặt đất 0, 7 – 1,2 m và cách tán cây 0,5 – 1m.
Về thời gian chiếu sáng thì các nghiên cứu cho thấy có nhiều khác biệt. Trương Thị Đẹp kết luận, sử dụng bóng đèn led 9W để thắp sáng cho thanh long 4 giờ liên tục 10 – 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Còn qua điều tra trên diện rộng của Phan Văn Thu và thí nghiệm của Đỗ Văn Bảo tại Hàm Thuận Nam và Phan Thiết thì trong 97 lần thắp sáng bằng đèn của các vườn được điều tra đã có đến 85% số vườn phải thắp đèn từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa.
Thắp đèn xử lý ra hoa thanh long
Sơ đồ thời gian thắp đèn cho cây thanh long
3.2. Lựa chọn được thiết bị bóng đèn và thiết kế xử lý
Bảng so sánh đèn LED 9W và bóng compact 20W trong trồng thanh long
Tính năng | Đèn LED 9W | Bóng compact 20W | Ưu điểm cho trồng thanh long |
---|---|---|---|
Tiết kiệm điện năng | Tiết kiệm điện năng hơn hẳn, có thể lên đến 90% so với bóng đèn sợi đốt. | Tiết kiệm điện năng khoảng 50% so với bóng đèn sợi đốt. | Giảm chi phí điện năng đáng kể, đặc biệt khi sử dụng nhiều đèn và thời gian chiếu sáng dài. |
Tuổi thọ | Tuổi thọ cao, trung bình từ 25.000 – 50.000 giờ (tương đương 3-6 năm sử dụng liên tục). | Tuổi thọ thấp hơn, khoảng 8.000 – 10.000 giờ (tương đương 1-2 năm sử dụng liên tục). | Giảm chi phí thay thế bóng đèn thường xuyên, tiết kiệm thời gian và công sức. |
Chất lượng ánh sáng | Ánh sáng ổn định, không nhấp nháy, không chứa tia UV gây hại. Quang phổ ánh sáng có thể điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây. | Ánh sáng có thể nhấp nháy ở những bóng chất lượng kém, chứa một lượng nhỏ tia UV. Quang phổ ánh sáng ít linh hoạt hơn. | Cung cấp nguồn sáng ổn định, thúc đẩy quá trình quang hợp, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và cho trái chất lượng cao. |
Kích thước và thiết kế | Thiết kế nhỏ gọn, đa dạng về kiểu dáng, dễ lắp đặt. | Thiết kế tương đối lớn, ít mẫu mã đa dạng. | Dễ dàng lắp đặt và điều chỉnh vị trí đèn để tạo ra nguồn sáng tối ưu cho cây. |
Giá thành | Giá thành ban đầu cao hơn (39.000 VNĐ/bóng). | Giá thành ban đầu thấp hơn. | Đầu tư ban đầu cao hơn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài nhờ tiết kiệm điện năng và giảm chi phí bảo trì. |
Thân thiện với môi trường | Không chứa thủy ngân, chất độc hại, dễ tái chế. | Chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho môi trường nếu không xử lý đúng cách. | Bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng và cây trồng. |
Hiệu suất chiếu sáng | Hiệu suất chiếu sáng cao, ánh sáng tập trung hơn, có thể điều chỉnh cường độ ánh sáng. | Hiệu suất chiếu sáng thấp hơn, ánh sáng phân tán hơn. | Tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng của cây, giúp cây quang hợp hiệu quả hơn. |
3.4. Thực hiện thắp sáng và điều chỉnh độ sáng
Sau khi thiết kế, kéo nguồn điện và đấu nối bóng đèn vào nguồn theo đúng kỹ thuật sẽ thực hiện thắp sáng vào ban đêm liên tục 16-20 đêm, mỗi đêm thắp 4-6 giờ
Vườn thanh long đã bố trí hệ thống bóng đèn xử lý
Ban đêm người chủ vườn thực hiện thắp sáng xử lý theo quy trình kỹ thuật, ánh sáng bóng đèn màu vàng
Thắp đèn xử lý ban đêm
3.4.1 Cách treo bóng đèn
- Độ cao:
- Thanh long ruột trắng: Treo đèn cách đỉnh trụ khoảng 1-1,2m.
- Thanh long ruột đỏ: Treo đèn cách đỉnh trụ khoảng 0,7-1m.
- Khoảng cách giữa các đèn: Khoảng 1,5-2m tùy thuộc vào diện tích vườn và công suất đèn.
- Hướng đèn: Chiếu sáng tập trung vào tán lá cây, không nên chiếu trực tiếp vào quả.
- Thời gian chiếu sáng: Thường chiếu sáng từ 8-10 giờ mỗi đêm, liên tục trong 15-20 đêm.
- Công suất đèn: Tùy thuộc vào diện tích vườn và giống thanh long để lựa chọn công suất đèn phù hợp.
3.4.2. Thời gian thắp đèn
Thông thường, thời gian chiếu sáng cho cây thanh long dao động từ 8-10 giờ/đêm và kéo dài trong khoảng 15-20 đêm. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, bạn nên điều chỉnh thời gian chiếu sáng phù hợp với điều kiện cụ thể của vườn trồng.
Một số lưu ý khi chiếu sáng
- Thời điểm bắt đầu chiếu sáng: Nên bắt đầu chiếu sáng từ khi mặt trời lặn đến khi trời sáng hẳn.
- Tần suất chiếu sáng: Chiếu sáng liên tục trong suốt thời gian quy định.
- Điều chỉnh cường độ ánh sáng: Có thể điều chỉnh cường độ ánh sáng bằng cách thay đổi công suất đèn hoặc khoảng cách giữa đèn với cây.
- Quan sát cây: Quan sát phản ứng của cây để điều chỉnh thời gian và cường độ chiếu sáng cho phù hợp.
3.4.3. Sử dụng điện an toàn và hiệu quả
Do người dân không tuân thủ quy định an toàn trong sử dụng điện, vì vậy đã xảy ra sự cố điện giật chết người ở vài địa phương trồng thanh long.
Trên cơ sở quy định àn toàn trong sử dụng điện, các nhà chuyên môn đã khuyến cáo người dân cần chấp hành nghiêm những quy định an toàn điện dưới đây, nhằm hạn chế rủi ro xảy ra cho những người chuẩn bị xử lý ra hoa thanh long
Khi xử lý ra hoa, bắt buột phải có biến báo
Biển báo khi xử lý đèn
3.5. Chăm sóc sau xử lý
– Tỉa hoa, quả: chọn 2-4 hoa phát triển tốt trên mỗi cành, các hoa còn lại tỉa bỏ, nên chọn các hoa trên cùng một cành ở 2 mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5-7 ngày tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ để lại 1-2 quả, chọn các quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh và không bị che khuất trong bóng mát.
Kiểm tra các cành mang bông, tỉa bỏ những hoa mọc canh nhau, vì chúng cạnh tranh dinh dưỡng và che khuất nhau.
Tỉa bỏ 2 hoa mọc cạnh nhau
Chọn hoa nhỏ, mọc sau tỉa bỏ để trai đồng đều
Tỉa bỏ 1trong 2 hoa mọc cạnh nhau
Để trụ thanh long có trái đều chung quanh tán và có nhiều trái đều nhau, cần tỉa bỏ bớt những trái nhỏ, dị hình, dị dạng, sâu bệnh
Vườn thanh long tỉa bỏ đợt 2 khi bông nở
Khi bông nở, người trồng thường sử dụng vòi tưới hoa sen ướt cả cây, do vậy có thể những hoa mới nở có thể bị đọng nước từ đó hoa dễ bị thối, hư. Nông dân sử dụng ly nhựa chụp bông trước khi tưới nước cho cây.
Che hoa mới nở để tưới nước
Khi bông nở, người trồng thường sử dụng vòi tưới hoa sen ướt cả cây, do vậy có thể những hoa mới nở có thể bị đọng nước từ đó hoa dễ bị thối, hư
Khi trái lớn, một số nhà vườn áp dụng cách vuốt tai trái thanh long, để tai không bị cong vẹo, thẳng tạo cho mẫu mã trái đẹp
Che hoa mới nở trước khi tưới nước
Vuốt tai của trái thanh long
Khi trái lớn, một số nhà vườn áp dụng cách vuốt tai trái thanh long, để tai không bị cong vẹo, thẳng tạo cho mẫu mã trái đẹp, vuốt tai của trái còn hạn chế một số nấm bệnh gây hại trái
Vuốt tai của trái thanh long
– Bao quả: Nhằm tạo quả thanh long có màu sắc đẹp ngăn ngừa vết chích hút của côn trùng, có thể dùng bao ni lon để bao quả thanh long.
– Thời gian bao: sau khi hoa thụ phấn vài ngày, lúc cánh hoa vừa héo hoặc rụng. Nếu cánh hoa chưa rụng thì cần tỉa bỏ cánh hoa khi bao quả.
Phương pháp bao: bao ni lon được cắt phần dưới đáy bao ở hai bên gốc đáy, cách gốc bao 2cm, cắt sâu vào trong bao khoảng 2cm, mục đích cho hơi nước thoát ra khi quả hô hấp, dùng dây thun cột miệng bao dính vào cành thanh long.
Khi bông nở, người trồng thường sử dụng túi lưới để bao trái giữ không cho sâu bệnh phá hại đến khi trái chín
Bao trái
THÔNG TIN LIÊN HỆ
🌿 Website: https://haidangquang.vn
🌿 Hotline/Zalo: 0339206206
🌿 Tiktok: LINK
🌿 Email: info@haidangquang.com
🌿 Facebook Fanpage: LINK
🌿 Youtube: LINK
🌿 Địa chỉ:
Trụ sở chính
- Tầng 5 Tòa nhà Nam Hải, Lô 1-9A KCN Vĩnh Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
Chi nhánh Miền Nam
- Tầng trệt Cao ốc An Cư, số 8 đường Thái Thuận, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM